Tìm hiểu một số bệnh hay gặp trên hoa hồng
Tìm hiểu về một số loại bệnh thường gặp ở hoa hồng sẽ giúp bạn hiểu hơn những kiến thức về bệnh cây, từ đó biết cách chăm sóc và khắc phục tình trạng bệnh khi cây mắc phải.
Một số bệnh thường găp ở hoa hồng
Sâu bệnh hại hoa hồng
Sâu bệnh của hoa hồng thường là các loại nấm cây, phát triển cực nhanh dẫn cây nhanh chóng bị chết, cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên... cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.
Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp , dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ ha
Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.
Bệnh dệp vẩy nến
Cây hoa hồng được trồng ở nơi thiếu nắng, cây được tưới nước quá nhiều hoặc không khí ẩm quá lâu thường là nguyên nhân gây bệnh này.
Cách chữa trị bệnh cây hoa hồng: Đây là hình ảnh cây lúc bị bệnh quá nặng, đầu tiên các bạn phải cách ly cây với các cây hoa hồng khác hoặc với các cây leo khác nếu có thể. Nếu bệnh này để quá lâu thì rệp sẽ ăn hết diệp lục của cây làm cây không phát triển được và chết.
Đầu tiên các bạn lấy bìa cactoong hoặc nhựa cứng cạo nhẹ nhàng hết tất cả các rệp đó ở từng vị trí (chú ý cạo hết tất cả các nơi có rệp nếu ko nó lại đẻ và sinh sôi ra). Khi cạo các bạn nhớ hứng lấy hết rệp sâu bệnh đó rồi đốt đi không con rệp đó lại sinh sôi lây lan ra các cây khác
Đồng thời các bạn mua thuốc rệp vảy nến phun trừ cho toàn bộ cây hồng bị bệnh và cả các cây hoa hồng khác nếu có theo hướng dẫn trên bao bì
Với bệnh này các bạn làm càng sớm càng tốt để cây không bị ảnh hưởng, nặng thêm gây chết cây rất tiếc.
Bệnh héo Verticillium.
Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.
Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
- Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged Robin.
- Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose Manetti.
- Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin... Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
Và một số loại bệnh khác
Cắt cành hoa hồng
Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa Hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây.
Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để ngắm rồi
Tham khảo thêm nội dung khác:
Chăm sóc hoa hồng như thế nào?
Kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng tường vi
Những lưu ý trước khi trồng hoa hồng